Yahoo: | fecebook |
Skype: | bathuymobi |
Phone: | Hotline BĐS Tùng Lâm 0918.909.333 |
Hôm nay | 1074 |
Tháng này | 27277 |
Tất cả | 3613226 |
Tập đoàn Keangnam tại Hàn Quốc có nguy cơ phá sản, một
tòa án Hàn Quốc đã rao bán tổ hợp nhà cao tầng mang tên Keangnam tại Hà
Hội. Theo thông tin từ báo chí Hàn Quốc, đã có 2 doanh nghiệp Hàn Quốc
đăng ký dự đấu giá mua lại tổ hợp nhà cao tầng này.
Đứng trước những tin tức bất lợi như vậy, trong khi chủ sở hữu tổ hợp nhà cao
tầng chưa thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính với cư dân đã mua căn hộ trong
tổ hợp nhà cao tầng này, làm thế nào để cư dân đòi được tiền bảo trì chung cư
đang là câu chuyện “nóng” không chỉ đối với các cư dân Keangnam.
Tiền vẫn nằm trong tay chủ đầu tư
Tổ hợp dự án Keangnam Ha Noi Landmark Tower gồm 2 tòa nhà, một cao 48 tầng và
một cao 72 tầng cùng khối đế, bao gồm đa chức năng: chung cư, văn phòng,căn hộ dịch vụ khách sạn, trung tâm thương mại. Hiện phần căn hộ chung cư đã bán hết và
khách hàng cũng đã đóng 2% phí bảo trì khi mua căn hộ cho chủ đầu tư.
Theo đại diện cư dân, tổng số tiền 2% quỹ bảo trì cư dân đã đóng lên đến 160 tỷ
đồng, chưa kể lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, chủ đầu tư cho rằng tổng thể chỉ
có 125 tỷ đồng, đồng thời đề nghị chi trả dần cho Ban quản trị của cư dân trong
vòng 25 năm, mỗi năm 5 tỷ đồng.
Đây không phải là vụ việc rắc rối duy nhất giữa chủ
đầu tư và cư dân trong quản lý và sử dụng quỹ bảo trì chung cư. Tháng 1-2015,
Tòa án nhân dân quận 3, TP. HCM đã thụ lý đơn kiện của Ban Quản trị (BQT) chung
cư 4S Riverside (quận Thủ Đức) yêu cầu Công ty Thành Trường Lộc - chủ đầu tư -
chuyển giao quỹ bảo trì với số tiền hơn 3,1 tỷ đồng. Chỉ riêng ở TP. HCM đã có
17 khu chung cư với hàng nghìn hộ dân phát sinh tranh chấp về quản lý, sử dụng
kinh phí quản lý vận hành.
Trong phạm vi cả nước, hàng trăm tòa nhà chung cư cao tầng với hàng chục nghìn
hộ dân cư cũng đang có những tranh chấp với số tiền bảo trì chung cư lên đến
hàng nghìn tỷ đồng mà đến nay, các cơ quan chức năng không có hướng giải quyết
cụ thể ngoài…hòa giải (!)
Vấn đề quan trọng là vào thời điểm này, khi hàng nghìn tỷ đồng tiền bảo trì
chung cư cao tầng vẫn đang nằm trong tay các chủ đầu tư, trong bối cảnh nhiều
chủ đầu tư có khi đã phá sản, nhiều chủ đầu tư đang vật vã trước vực thẳm phá
sản, các cư dân chung cư làm sao để lấy lại được khoản tiền này?
Rắc rối quản lý quỹ bảo trì chung cư
Theo quy định của luật Nhà ở năm 2014, sẽ có hiệu lực vào ngày 1-7-2015, đối
với kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này thì trong thời
hạn 7 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện
tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền
gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý
kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung
cư biết.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày BQT nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư
phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho BQT để thực
hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan
quản lý nhà ở cấp tỉnh biết.
Tại thời điểm này, việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trì chung cư được thực hiện
theo Nghị định 71/2010 và Quyết định 08-2008 của Bộ Xây dựng về quy chế quản
lý, sử dụng nhà chung cư quy định chủ đầu tư có trách nhiệm thu phí bảo trì và
lập tài khoản tiền gửi cho từng căn hộ tại ngân hàng thương mại. Sau khi BQT
được thành lập, chủ đầu tư chuyển giao tài khoản quỹ bảo trì về tài khoản của
BQT.
Theo quy định 08/2008/QĐ, chủ đầu tư có trách nhiệm lập tài khoản gửi phí bảo
trì cho từng nhà chung cư tại ngân hàng thương mại, với lãi suất không thấp hơn
lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn kể từ khi đưa chung cư vào sử dụng và
bàn giao tài khoản đó cho BQT khi BQT được bầu ra. Còn BQT phải mở một tài
khoản riêng để quản lý số tiền chuyển giao đó.
Nhưng BQT là một tổ chức tự quản gồm nhiều cá nhân, không có tư cách pháp nhân,
nên không thể mở tài khoản theo quy định của một pháp nhân. Nên ở nhiều chung
cư, thường xảy ra mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và BQT và cũng có nhiều chung cư,
chủ đầu tư không giao quỹ bảo trì cho BQT.
Nhưng cũng cần thấy rõ, việc các chủ đầu tư quản lý và sử dụng quỹ bảo trì cũng
không hợp lý và gây thiệt hại cho các cư dân. quỹ bảo trì như một số vốn giao
cho một đơn vị kinh doanh là rất nguy hiểm.
Trở lại với tòa nhà Keangnam, hiện chủ đầu tư đang giữ hàng trăm tỷ đồng của
các cư dân và rõ ràng, họ đã phá sản, phá sản thì lấy tiền đâu mà trả cho cư
dân? Làm sao để cư dân Keangnam lấy được số tiền đó?
Trước tiên, theo các luật sư, cần xem xét lại đề nghị của chủ đầu tư trả dần số
tiền quỹ bảo trì mỗi năm 5 tỷ đồng. Đã có thỏa thuận nào được ký kết chưa? Nếu
chưa có thỏa thuận, cư dân hoàn toàn có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng
ngăn chặn việc chuyển nhượng tài sản của Keangnam Ha Noi Landmark Tower
cho đến khi họ trả dứt điểm khoản tiền quỹ bảo trì cho BQT chung cư.
Nếu đã có thỏa thuận, viện dẫn việc chủ đầu tư phá sản, BQT chung cư phải có đề
nghị hủy bỏ thỏa thuận, gửi cho chủ đầu tư, đồng thời kiện ra tòa án đòi lại
tiền của quỹ bảo trì theo đúng quy định pháp luật.
May thay họ còn tòa nhà 72 tầng đang bán. Chắc chắn họ sẽ phải trả lại số tiền
này trước khi bán tòa nhà 72 tầng. Mà chủ mua lại tổ hợp chung cư này chắc chắn
cũng không chấp nhận Keangnam không trả trước khi mua.
Hàng chục nhà đầu tư đang giữ hàng nghìn tỷ quỹ bảo trì cũng sẽ phải trả lại
cho các chủ sở hữu căn hộ, dĩ nhiên do các BQT tòa nhà làm đại diện quản lý và
sử dụng với sự đồng thuận của các cư dân.
Theo đúng quy định pháp luật, các BQT chung cư cần yêu cầu UBND các cấp cùng sở
Xây dựng địa phương yêu cầu chủ đầu tư chuyển trả quỹ bảo trì cho các BQT chung
cư. Nếu chủ đầu tư không có khả năng tài chính, hoặc trây ỳ không chuyển, cần
sớm kiện ra tòa án để tòa án thu hồi số tiền này, trả cho BQT, đại diện cho cư
dân.
Cần sớm có những quy định cụ thể hơn
Mặc dù luật Nhà ở năm 2014 có rất nhiều thay đổi ở nhiều vấn đề, nhưng với quản
lý và sử dụng quỹ bảo trì không có gì thay đổi, vai trò quản lý và sử dụng quỹ
bảo trì vẫn giao cho BQT, đại diện cho cư dân trong tòa nhà.
Dĩ nhiên, cần sớm có một hành lang pháp lý thuận tiện để các BQT tòa nhà có thể
quản lý, sử dụng, thậm chí kinh doanh vốn để phát triển quỹ bảo trì chung cư,
mặt khác cũng cần thêm những ràng buộc nghiêm ngặt về trách nhiệm của các thành
viên BQT để chống tham nhũng, vô trách nhiệm làm thất thoát quỹ bảo trì chung
cư.
Gần đây, có một quan niệm mới và đã được thực hiện thí điểm, coi BQT tòa nhà
như một công ty cổ phần với các cổ đông là các chủ sở hữu căn hộ, và công ty cổ
phần này có quyền thuê các nhà quản lý chung cư vào quản lý tòa nhà và việc sử
dụng quỹ bảo trì cũng giao cho công ty này quản lý và sử dụng. Nếu không sớm có
những hướng dẫn và những giải pháp cụ thể với quỹ bảo trì chung cư, những tranh
chấp sẽ càng ngày càng phức tạp.
Luật sư Trịnh Anh Dũng - Trưởng Văn phòng Luật sư Trịnh, |